Công nghệ hàn được biết đến là phương pháp được sử dụng trong gia công cơ khí khá phổ biến. Ngoài những phương pháp hàn cơ bản thì hiện nay còn có công nghệ hàn điện tiếp xúc được các cơ sở gia công cơ khí theo yêu cầu sử dụng khá phổ biến hiện nay. Đây là một trong những phương pháp không cần sử dụng đến que hàn hoặc chất trợ dụng mà vẫn đảm bảo mối hàn có gắn kết tốt. Phương pháp này hiện được cơ khí hóa và hiện đại hóa, vì vậy máy hàn có thể đặt trực tiếp trong dâu truyền sản xuất, do đó nó được ứng dụng khá rộng rãi trong sản xuất hàng loạt.
Nguyên lý hoạt động trong gia công cơ khí theo yêu cầu
Phương pháp này hoạt động dựa trên nguyên lý đó là: Nhiệt sinh ra khi cho dòng điện hàn đi qua điện trở tại bề mặt tiếo xúc của hai chi tiết cần nối nung nóng chỗ hàn đến khi nó trở nên dẻo và sau đó ngắt dòng điện và ép một lực vừa phải để tạo đưcọ mối hàn kết nối hai chi tiết với nhau. Dòng điện xoay chiều là dòng điện được sử dụng trong phương pháp hàn này với điện áp và cường độ dòng hàn chỉnh theo độ dày của sản phẩm cần hàn.
Ưu điểm của phương pháp này trong gia công cơ khí theo yêu cầu là thời gian đốt nóng chỗ hàn nhanh nhờ dòng điện cực lớn, đồng thời tiêó xúc có năng suất rất cao được ứng dụng nhiều trong các ngành gia công cơ khí theo yêu cầu, chế tạo máy bay, ô tô, các dụng cụ đo, cắt hà đường ray, to axe, hoặc trong sản xuất và hàn tiêu dùng, … gần đây nó còn được sử dụng khá nhiều trong xây dựng.
Các phương pháp hàn trong gia công cơ khí theo yêu cầu
Hàn đối đầu: Đây là phương pháp hàn giáp mối và được chia thành hai phương pháp hàn điện trở (không chảy) và phương pháp hàn chảy. Phương pháp hàn điện trở: các đầu trong chi tiết sản phẩm được mối hàn liên kết với nhau với một lực nhẹ và được nung nóng bằng dòng điện đi qua chỗ tiếp xúc hai đầu đến một trạng thái dẻo nào đó thì ngắt dòng điện và ép chúng lại với nhau để nối hai chi tiết lại. Phương pháp hàn chảy: Là phương pháp sử dụng trong gia công cơ khí theo yêu cầu sử dụng để hàn các mặt chi tiết được áp lại gần nhau khi đó bề mặt tiếp xúc chỉ có các nhấp nhô, do vậy để dòng điện chảy qua ở đó sẽ khiến cho bề mặt bị đốt nóng chảy, kim loại loãng ra tạo nên những điểm tiếp xúc nhỏ và để cho dòng điện chảy qua, cứ như vậy diện tích nóng chảy lớn dần và bề mặt tiếp xúc sẽ có mối hàn một lớp kim loại bao phủ sau đó dùn lực ép và ép lại. Phương pháp này được dùng để hàn thanh ray, ống mỏng, các dụng cụ, …
Hàn điểm là một dạng hàn phổ biến và điển hình nhất của hàn điện tiếp xúc, trong đó các chi tiết hàn được ép chồng lên nhau và hàn không phải trên toàn bề mặt tiếp xúc mà ở từng điểm riêng biệt. Theo đó có một dòng điện nong nóng và giúp ép các chi tiết hàn lại với nhau đến khi tạo thành một lớp mỏng trên bề mặt thì thôi. Vật liệu được dùng trong phương pháp này là những chất có tính dẫn điện và nhiệt tốt, thường là đồng điện, đồng đen có pha coban, …
Hàn đường hay còn gọi là hàn lăn được sử dụng trong gia công cơ khí theo yêu cầu để chế tạo các loại vật liệu tấm với chiều dày khoảng 4mm. Phương pháp hàn này khác với hàn điểm ở chỗ là thay các điện cực thanh bằng các điện cực con lăn. Nhờ sử dụng điện cực con lăn mà các mối hàn rất kín không cho các chất lỏng và kkhí lọt qua được.
Trên đây là công nghệ hàn được chúng tôi giới thiệu đến các bạn và nó được sử dụng trong gia công cơ khí theo yêu cầu và nhiều lĩnh vực khác trong sản xuất và xây dựng.
Nếu bạn cần bất cứ các thiết bị cơ khí nào hãy liên hệ với chúng tôi bạn sẽ được tư vấn và sở hữu những sản phẩm chất lượng nhất:
Công ty TNHH Tùng Yên
Địa chỉ: Lô 8 – Cụm Công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội
Điện thoại: (+84) 4 3858 8391
Fax: (+84) 4 3557 6408
Email: cttungyen@gmail.com
Website: https://tyc.com.vn