INVENTOR – Tạo Và Mô Phỏng Các Thiết Kế Cơ Khí 3D
Inventor là một công cụ phần mềm tạo và chỉnh sửa các bản thiết kế cơ khí 3D. Phần mềm này cung cấp cho các chuyên gia những công cụ cần thiết để làm việc với bản thiết kế cơ khí từ mở rộng, mô phỏng chuyển động máy, nâng cao năng suất CAD… tổng thể đến tạo tài liệu thiết kế.
Thiết kế và mô phỏng chuyển động máy
Shape Generator: Sử dụng công cụ tạo hình để xác định các hình dạng và chức năng cơ bản cho một bộ phận hoặc cả thiết kế. Phần mềm Inventor cung cấp một hình thức tối ưu hóa cho độ cứng, trọng lượng.
Với Shape Generator chúng ta có thể nạp và áp dụng các điều kiện trong thế giới thực (thực tế) để xem sản phẩm đó sẽ được sử dụng như thế nào. Kiểm soát được ở đâu và trong hình dạng nào thì sản phẩm là tối ưu với độ dày vật liệu tối thiểu. Xác định các vùng cần tránh (keep-out zone) và duy trì đối xứng. Từ đó, các kỹ sư sử dụng các hình dạng được tạo ra như một hình tham khảo bên trong môi trường thiết kế.
Mô hình tham số: Dùng trỏ chuột để truy cập vào các lệnh tại phần menu; tạo các thông số và kích thước như đã phác họa. Đối tượng 3D, lệnh fillet, chamfer có kích thước linh hoạt. Lệnh Iterate trên thiết kế sử dụng các công cụ để xác định những tính năng hiện một cách nhanh chóng có trong lịch sử mô hình và xem các mối quan hệ cha con.
Lắp ráp các mô hình: Lắp ráp các sản phẩm lại với nhau để đánh giá độ phù hợp và chức năng. Từ đó có thể xác định các chỗ chưa phù hợp, bên cạnh đó tạo bản vẽ phối cảnh và mô phỏng hiệu suất của các bộ phận được lắp ráp. Tiếp đến, sử dụng các khớp để áp dụng các ràng buộc thích hợp trong một bước duy nhất, sử dụng dữ liệu ở bất cứ nguồn nào và duy trì một liên kết đến tập tin gốc.
Tạo bản vẽ: Tạo các bản vẽ kết hợp như tập tin DWG gốc trong Inventor hay AutoCAD. Sửa đổi kích thước trong bản vẽ để tạo thay đổi trong mô hình 3D và nhiều hơn nếu cần.
- Xác định cụ thể vị trí, tỷ lệ, định hướng hình chiếu với các điều khiển tương tác.
- Sử dụng menu đã đánh dấu để thêm hình chiếu phụ và hình cắt.
- Trình bày các chi tiết bản vẽ một cách nhanh chóng bằng cách lấy kích thước từ các thông số mô hình.
Tạo mô hình linh hoạt: Sử dụng các công cụ mô hình thích hợp cho từng công việc. Tạo mô hình theo cách người thiết kế muốn:
- Tạo mô hình tham số: Xác định mối quan hệ giữa tính năng và thành phần trong mô hình.
- Tạo mô hình hình dạng tự do: Sử dụng công nghệ T-Splines để tạo hình dạng phức tạp .
- Tạo mô hình trực tiếp: Sử dụng các điều khiển push/pull đơn giản để thực hiện nhanh các chỉnh sửa trong mô hình.
Thiết kế khái niệm và layout: Cơ sở cho mô hình 3D được tạo bằng việc mở tập tin DWG của AutoCAD trực tiếp từ bên trong Inventor:
- Đưa các khối được tạo bên trong AutoCAD vào các phần tập tin riêng biệt.
- Thêm các ràng buộc để đặt chúng vào trong mô hình lắp ráp.
- Tiếp tục chỉnh sửa layout 2D hoặc sửa khái niệm bên trong AutoCAD.
- Các mô hình Inventor sẽ tự động cập nhật mà không cần phải làm lại.
Thiết kế các bộ phận nhựa: Với các công cụ thiết kế bộ phận nhựa trong Inventor thiết kế có thể:
- Dựa trên công nghệ T-Splines để tạo các hình dạng phức tạp.
- Tạo các hình phổ biến như gờ cong, hình vòm hay lưới tản nhiệt.
- Dựa trên công nghệ Moldflow để xác định các vấn đề chất lượng tiềm năng trong bộ phận sử dụng phân tích dòng nhựa
Thiết kế tấm kim loại phức tạp: Để phù hợp với tiêu chuẩn của doanh nghiệp cần nhờ vào các công cụ với khả năng:
- Chuyển đổi thiết kế tấm kim loại 2D sang mô hình 3D hoặc tạo mới từ đầu
- Tạo nếp gấp, đường viền và gờ nổi (mặt bích) trên sản phẩm
Tự động hóa thiết kế mô phỏng chuyển động máy
Cấu hình sản phẩm tự động:
- Kéo và thả code được lấy từ thư viện đoạn code khổng lồ trong ứng dụng.
- Từ danh sách chọn các thông số và quy tắc sau đấy thêm chúng vào form mà không cần lập trình.
- Để triển khai các cấu hình ở bên ngoài doanh nghiệp chỉ cần tải các sản phẩm lên đám mây (cloud), sử dụng dịch vụ Configurator 360.
Thiết kế bộ phận và lắp ráp tự động: Tạo ra các bộ phận, tính năng, lắp ráp có thể tái sử dụng hay có thể cấu hình bằng cách xác định các tham số biến. Chỉ cần chọn vị trí và xác định các thông số của hình học mục tiêu là có thể chèn bộ phận, tính năng, lắp ráp trong thiết kế.
Tạo và tính toán các thành phần: Sử dụng các công cụ máy tính được tích hợp sẵn để có thể biết được các khớp phổ biến trong thiết kế như mối hàn, kẹp và miếng lót. Công cụ tạo thành phần tự động giúp tạo ra các bộ phận đáp ứng với yêu cầu thiết kế như kết nối bắt vít bên trong một khối lắp ráp.
Thiết kế khung tự động: Đơn giản hóa các việc thiết kế các khung cấu trúc nhờ lệnh tự động. Với các lệnh này người thiết kế có thể:
- Chèn các thành phần khung tiêu chuẩn từ thư viện khung
- Dịch chuyển hoặc xoay khung theo ý muốn.
- Áp dụng cắt chỉnh cho nhiều thành phần khung cùng lúc.
- Để có thể phân tích hiệu suất của khung hình chỉ cần thêm các ràng buộc và chỉ định nơi để áp dụng tải.
Khả năng cộng tác và phối hợp CAD
Xuất file PDF 3D: Xuất khẩu các thiết kế 3D sang định dạng PDF 3D để ai cũng có thể xem thiết kế 3D với công cụ Adobe Acrobat Reader. Với tính năng này bạn có thể:
- Bao gồm được nhiều bản trình bày thiết kế do người dùng định nghĩa.
- Đính kèm các tệp bổ sung vào file PDF, bao gồm cả bản vẽ và các định dạng tập tin CAD.
- Xem các cấu trúc lắp ráp hoàn thiện và thuộc tính tập tin.
–Đánh giá thiết kế 3D dựa trên đám mây
-Làm việc với các dữ liệu không phải là dữ liệu gốc
-BIM có khả năng tương tác
-Quản lý dữ liệu
Mô phỏng và hình ảnh
Xem mô hình với các hiệu ứng:
- Chọn lệnh Tweak để tạo di chuyển tương tác hoặc có thể xoay các thành phần.
- Lưu bản chụp khi xem mô hình để sử dụng bên trong timeline hiệu ứng, xem bản vẽ hoặc có thể lưu lại dưới dạng hình ảnh mô hình.
- Khi trình xem sẵn sàng, bạn hãy thiết lập trình tự để hiển thị từng bước trong quá trình lắp ráp và tạo ra hiệu hứng để trình bày cách các bộ phận sẽ được ghép vào nhau.
Hình dung và dựng hình: Tính năng này cho phép hình dung rõ ràng hơn về sản phẩm đã thiết kế với các công cụ dựng hình:
- Bạn có thể chọn kiểu bạn muốn ngay trong môi trường thiết kế.
- Sử dụng các chế độ mặc định như bóng mờ, wireframe, đơn sắc hoặc minh họa.
- Sử dụng kỹ thuật ray tracing để nhằm nhận được một bản dựng hình tốt nhất có thể.
Để giúp quý khách hàng có được trải nghiệm các sản phẩm – dịch vụ chất lượng và nhận được sự hỗ trợ tốt nhất tại Tùng Yên mọi thông tin liên hệ chi tiết:
Cơ Khí Tùng Yên – Thương hiệu #1 về chất lượng gia công cơ khí tại Việt Nam
Địa chỉ: Lô 8 – Cụm Công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội
Hotline: Mr Bách: 0986.360.621 hoặc Mr Tùng: 0913.546.880
Email: cttungyen@gmail.com
Website: tyc.com.vn