Bánh răng là bộ phận không thể thiếu trong hệ thống cơ vận hành của một chiếc xe hay một máy móc công nghiệp. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách vẽ bánh răng theo đúng quy ước vẽ bánh răng chuẩn. Dưới đây, Cơ khí Tùng Yên xin hướng dẫn quy ước vẽ bánh răng theo đúng tiêu chuẩn.

Xem thêm: Gia Công Bánh Răng Chính Xác Theo Yêu Cầu Số 1 Việt Nam

Xem thêm: Gia công bánh răng vi sai uy tín, chất lượng cao số 1 hiện nay

1. Khái niệm về bánh răng và bánh răng côn

Bánh răng có hình dạng là một hình tròn với cấu tạo có các răng rãnh liên tiếp nhau dùng để truyền động quay giữa các trục bằng sự ăn khớp lần lượt giữa các cặp răng. Các loại bánh răng thường dùng như: Bánh răng trụ, bánh răng côn, bánh vít và trục vít.

quy ước vẽ bánh răng

Bánh răng côn dùng để truyền chuyển động giữa hai trục cắt nhau, góc giữa hai trục thường là 90 độ. Bánh răng côn có các loại răng thẳng, răng nghiêng và răng xoắn. Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt nón, vì vậy kích thước và mô đun của răng thay đổi theo suốt chiều dài của răng, càng về phía đỉnh hình nón kích thước của răng càng bé. Để tiện tính toán và vẽ, tiêu chuẩn quy định các trị số của mô đun,đường kính vòng chia lấy theo mặt đáy lớn của hình côn chia.

quy ước vẽ bánh răng

2. Quy ước vẽ bánh răng côn răng thẳng

Răng của bánh răng côn được hình thành trên mặt côn. Vì vậy, kích thước của răng và môđun thay đổi theo chiều dài của răng, càng về phía đỉnh nón kích thước của răng và môđun càng bé.

  • Các thông số của bánh răng côn răng thẳng

Cho các thông số của bánh răng: Môđun (m), số răng (z), góc ở đỉnh (a) và các đường kính của mayơ, lỗ lấp trục, theo quy ước vẽ bánh răng ta có

– Đường kính vòng chia: de = me z

– Chiều cao răng: he = 2,2 me.

– Chiều cao đỉnh răng: ha = me.

– Chiều cao chân răng: hf = 1,2 me.

– Góc đỉnh hình côn chia (δ)
– đường kính vòng đỉnh: dae = de + 2haecosδ = me (z + 2cosδ)
– đường kính vòng đáy: dfe = de – 2hfecosδ = me (z – 2,4cosδ)

– Chiều dài răng b thường lấy bằng Re/3 (Re là chiều dài đường sinh mặt côn chia).

  • Quy ước vẽ bánh răng côn

– Trên mặt phẳng hình chiếu vuông góc với trục của bánh răng côn, quy định vẽ vòng đỉnh của đáy lớn và đáy bé bằng nét liền đậm, chỉ vẽ vòng chia của đáy lớn bằng nét chấm gạch mảnh

– Cặp bánh răng côn ăn khớp có trục cắt nhau tạo thành góc khác 900, thì hình chiếu vòng chia của bánh răng nghiêng trong mặt phẳng hình chiếu được vẽ như đường tròn.

– Cặp bánh răng côn răng thẳng ăn khớp có trục vuông góc với nhau vẽ như trong trường hợp bánh răng trụ răng thẳng ăn khớp,

quy ước vẽ bánh răng

 

  • Cách vẽ hình cắt đứng

– Vẽ đường trục.

– Vẽ đường thẳng vuông góc với đường trục. Trên đường thẳng đó lấy kích thước bằng đường kính chia đáy lớn d = mz.

– Từ góc a đã cho vẽ được đường sinh chia có độ dài là L.

– Tại vị trí của đường kính chia đáy lớn kẻ đường vuông góc với đường sinh chia. Trên đường này lấy về hai phía có độ lớn bằng độ lớn của đỉnh răng và đáy răng. Nối đỉnh răng và đáy răng với đỉnh nón ta được đường sinh đỉnh răng và đường sinh đáy răng.

– Lấy độ dài răng có độ lổn bằng 1/3L từ phía đáy nón. Kẻ đưcmg vuông góc với đường sinh chia cắt đường sinh đỉnh ta xác định được đường kính đỉnh đáy nhỏ của hình côn.

– Đường kính, chiều dài mayơ, lỗ lắp trục được vẽ theo thông số đã cho.

quy ước vẽ bánh răng

  • Cách vẽ hình chiếu cạnh

    – Vẽ vòng đỉnh đáy lớn, đáy nhỏ bằng nét cơ bản.

– Vẽ vòng chia đáy lớn bằng nét chấm gạch mảnh.

– Vẽ các hình chiếu của mayơ, lỗ lắp trục.

Trên đây là quy ước vẽ bánh răng và cách vẽ bánh răng côn chi tiết. Hãy theo dõi để cập nhật những cách vẽ linh kiện khác tại Cơ khí Tùng Yên

Cơ Khí Tùng Yên – Thương hiệu #1 về chất lượng gia công cơ khí tại Việt Nam

Địa chỉ: Lô 8 – Cụm Công nghiệp Yên Nghĩa – Hà Đông – Hà Nội

Hotline: Mr Bách: 0986.360.621 hoặc Mr Tùng: 0913.546.880

Email: cttungyen@gmail.com

Website: tyc.com.vn

 

 

 

 

1 1 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận